• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mưa dầm

02/06/2024 13:22

Ở Tây Nguyên, mùa Hè đến, nắng nóng gay gắt đó rồi lại mưa đó. Mà không hẳn chỉ có những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi mà còn xuất hiện những cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không to quá, nhưng cũng không nhỏ quá, giống như những cơn mưa dầm của những ngày tháng Mười ở miền Trung quê hắn.

Nếu như ở Tây Nguyên, tháng Năm bước vào mùa mưa, thì ở miền Trung thường bắt đầu vào tháng Mười. Khi ấy, thời tiết khắc nghiệt lắm, mưa gió dầm dề, bão quần xơ xác. Đặc biệt là những khi mưa dầm, không quá to, cũng không nhỏ, mưa cứ rả rích kéo dài từ sáng đến chiều, có khi vắt qua đêm. Thậm chí mưa kéo dài qua ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa.

Mưa làm cho cỏ cây hoa lá tốt tươi, đất đai mát lành. Nhưng nếu mưa dầm kéo dài trong nhiều ngày thì lại khác, như ông bà ta hay nói là mưa đến thối đất thối cát, khổ vô cùng, nhất là với nhà nông.

Hồi còn nhỏ, những khi mưa dầm, gần như lúc nào hắn cũng thấy ba má khoác bên mình chiếc áo mưa để ra ngoài làm bao nhiêu là việc, chẳng chịu nghỉ tay nghỉ chân. Khi thì đi thăm đồng xem lúa có ngập úng không, khi thì tranh thủ bón phân cho mấy gốc cây ăn quả để dễ thấm đất, thấm phân tốt tươi hơn; khi thì tranh thủ trồng mấy luống rau muống, rau lang để cải thiện bữa ăn cho cả nhà.

Đường làng ngày mưa. Ảnh minh họa 

 

Nói chung, ngày mưa dầm, những cơn mưa không quá to, nhưng cũng không phải là nhỏ nên công việc của nhà nông thường không ngơi nghỉ. Chỉ những lúc bị nhiễm lạnh, ba má mới chịu ở nhà. Nhưng thường thì khi ấy, má lại tranh thủ may vá quần, áo cũ cho mấy đứa con bị đứt chỉ, bung cúc; còn ba thì loay hoay ở góc vườn để sửa sang lại cái chuồng gà, hay quét mớ lá cây trên mái hiên tránh việc chúng gây đọng nước thấm dột nhà cửa.

Hắn nhớ những ngày mưa dầm, ông nội vẫn thường khoác chiếc áo tơi được làm bằng lá cọ loay hoay trong vườn nhà để xăm soi mấy giây bầu, giây mướp, tìm cây chống mấy cây chuối chuẩn bị trổ buồng để không bị gãy, ngã. Chiều chiều, ông nội lại đội áo tơi ra vườn để hái mớ rau vào nấu cơm chiều. Chiếc áo tơi theo nội qua bao mùa mưa, bao đợt mưa dầm, từ khi hắn còn nhỏ đến khi lớn lên. Chỉ tiếc là đến nay hắn không còn thấy ai làm loại áo tơi này nữa.

Ngày mưa dầm, tụi con nít như hắn vui hơn những ngày nắng nóng. Mỗi khi mưa dầm là cả bọn trùm áo mưa đi bộ đến trường làng. Mặc cho con đường đất vòng vèo nhão nhẹt, sình lầy, nhưng đứa nào cũng thích thú được chạy nhảy tắm mưa, nghịch nước, nghịch đất cát. Thành ra, khi đến trường nhiều đứa bị bùn đất dính đầy người, vậy mà đứa nào cũng vui.

Những chiếc áo trắng tinh tươm để đến trường của hắn cũng từ những trò chơi ấy mà nhanh chóng ngả màu vàng úa, thâm kim.

Tắm mưa. Ảnh minh họa 

 

Mưa dầm, mấy bụi mì gòn ba trồng trong mảnh vườn nhà tự bật gốc, trơ những củ to bằng bắp chân trẻ em. Sáng dậy, mấy chị em hắn tíu tít gọi nhau đội mưa bẻ vào để má nấu cho cả nhà thưởng thức. Mùi thơm của củ mì gòn ăn với muối đậu, với cơm dừa, vừa bùi vừa béo, vừa ngọt vừa thơm khiến hắn chẳng thể nào quên.

Mùa hè, ở Tây Nguyên xen giữa những cơn mưa đến và đi bất chợt còn xuất hiện những cơn mưa dầm làm dịu mát hẳn cái nắng oi nồng. Dẫu mưa dầm ở đây chỉ kéo dài khoảng chừng giờ đồng hồ hoặc dài hơn là vài giờ đồng hồ thôi nhưng cũng đủ khiến cho tâm hồn con người ta mát dịu hẳn. Riêng với hắn thì mưa dầm gợi nhớ bao ký ức đẹp.

Hôm nay, gần sáng, tiết trời bỗng lành lạnh làm hắn giật mình tỉnh giấc kéo vội chiếc chăn phủ lên người. Trong khoảng không thinh lặng, hắn nghe hình như ngoài hiên nhà có tiếng rì rào. Nhìn qua ô cửa sổ, hắn nhận ra tiếng mưa. Mưa không quá lớn, cũng không phải là nhỏ, giống như mưa dầm quê hắn.

Hắn lại miên man nhớ về thời thơ ấu với những ngày mưa dầm đầy ắp những kỷ niệm thân thương.

Trên đường đời tấp nập, giữa cuộc mưu sinh này, hắn đã trải qua bao cung bậc cảm xúc, buồn có, vui có, nhưng đọng lại vẫn là những kỷ niệm êm đềm của những năm tháng tuổi thơ, ấm áp và bình yên đến lạ. Cho đến bây giờ, dẫu không còn trẻ nữa, nhưng thoáng thấy một chùm chim chim đỏ rực, một chùm dủ dẻ vàng ươm, những trái sim rừng căng mọng hay những chiếc xe bò lững thững bước đi trên phố, những cơn mưa dầm rả rích, đều gợi lên trong hắn bao nỗi nhớ niềm thương.

Nhưng hắn không thấy mình xưa cũ giữa cuộc sống hối hả, nhộn nhịp này, mà luôn trân trọng những gì mà cuộc đời đã mang đến cho mình.

Cơn mưa kéo dài. Khoác chiếc áo mưa vào, hắn đi dưới mưa, đường phố trải nhựa thênh thang, lâu lâu cũng có mấy vũng nước đọng lại, xe chạy qua bắn lên chút sình lầy vấy bẩn trên đôi chân, làm hắn nhớ lắm những ngày mưa dầm ngày xưa nơi quê nhà.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by