• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Nguy hiểm rình rập vì phải lội bùn, vượt sông sang nơi sản xuất

03/08/2016 14:48

Hàng trăm người dân ở hai làng Kon Gung và Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà đang đối diện với nguy hiểm vì hàng ngày họ phải lội bùn, vượt sông sang nơi sản xuất. Tình trạng này đã tồn tại gần 10 năm, kể từ khi nhà máy thủy điện Plei Krông được xây dựng...

Mới tờ mờ sáng, hàng chục người dân hai làng Kon Gung và Đăk Mút đã tập trung ở bến sông Krông Pô Kô để bắt đầu một hành trình nguy hiểm sang nơi sản xuất.

Người dân gặp rất nhiều nguy hiểm khi phải lội bùn cả trăm mét.. Ảnh: K.Đ

 

Đoạn đường đầu tiên mà họ phải vượt qua là một bãi bùn rộng cả trăm mét. Chỉ một chút chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm, rất dễ sa chân vào những bãi bùn lầy thụt mà muốn thoát ra ngoài cần phải có sự giúp sức của người khác.

...Và còn phải đối diện với dòng nước chảy siết cũng rộng cả trăm mét. Ảnh: K.Đ

 

Vượt qua được thử thách đầu tiên, người dân còn phải đối diện với dòng nước chảy siết cũng rộng cả trăm mét. Đây chính là dòng sông Krông Pô Kô ẩn sâu dưới lòng hồ thủy điện và chỉ lộ ra từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm khi nhà máy xả nước.

Anh A Láu, một người dân làng Kon Gung cho biết, nguy hiểm của việc lội bùn, vượt sông sẽ tăng gấp nhiều lần khi bước vào mùa mưa, bởi những trận lũ đầu nguồn có thể ập về bất cứ lúc nào. Trong làng đã có 4 trường hợp chết đuối do nước lũ. Tuy nhiên, bà con vẫn phải đi vì phần lớn nương rẫy ở phía bên kia hồ.

“Gia đình mình có 800 cây cà phê, cao su hơn 400 cây và 8 sào mì ở phía bên kia hồ. Không đi, không chăm sóc được thì sang năm lấy gì mà ăn. Đi thì biết là nguy hiểm, bùn sâu, nước sông chảy mạnh, lúc nào cũng lo lật thuyền mất đồ, mất người nhưng không đi không được” - Anh A Thúc, làng Kon Gung tâm sự.

Hai làng Kon Gung và Đăk Mút có khoảng 400 hộ dân với trên 2.400 nhân khẩu. Hơn 300ha nương rẫy của người dân đều ở bên kia sông Krông Pô Kô, thuộc địa bàn xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Trước đây khi chưa có công trình thủy điện, việc vượt sông ra khu sản xuất của người dân khá thuận lợi vì lòng sông hẹp. Bây giờ vào mùa khô lúc thủy điện tích nước lòng hồ mở rộng hàng cây số. Còn mùa mưa khi thủy điện xả nước là vùng bùn lầy khó vượt qua.

Cách trở trong việc đi lại khiến việc chăm sóc cây trồng của người dân bị gián đoạn dẫn đến năng suất, chất lượng đều sụt giảm. Anh A Wải, thôn trưởng làng Kon Gung cho biết: Gần cuối tháng 7, đúng ra bà con đã phải chăm sóc đợt hai, đợt ba cho cây cà phê nhưng giờ này năm nay đa số các hộ vẫn chưa bón được đợt phân nào vì nước lòng hồ cạn, phân bón rất nặng nên không vận chuyển qua được.

Trước khó khăn gặp phải, người dân hai làng Đăk Mút và Kon Gung cũng đã tìm cách đi đường vòng sang nơi sản xuất nhưng giải pháp này không khả thi vì quãng đường gần nhất cũng tới trên 50km. Không thể tự khắc phục khó khăn, nhiều năm qua người dân địa phương chỉ còn hi vọng vào giải pháp duy nhất đó là kiến nghị của mình về việc xin nhà máy thủy điện Plei Krông cho tích thêm một, hai mét nước trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm để người dân có thể dùng thuyền qua sông sẽ được lắng nghe giải quyết.

Ông A Hiếu, người dân làng Kon Gung cho biết: Không phải dân làng mong muốn Nhà nước bắc cho cái cầu vì bà con đều biết cần rất nhiều tiền mới bắc được cầu. Chỉ mong Nhà máy thủy điện hàng năm đến mùa mưa xả nước thì xả nhưng giữ lại một hoặc hai mét nước để bà con có thể dùng thuyền qua lại cho nó dễ dàng. Mong muốn của bà con là như thế thôi!

Trong thời gian tiếp tục chờ đợi câu trả lời, vì mưu sinh nên dẫu biết  nguy hiểm song hàng ngày vào hai buổi sáng, chiều hàng trăm người dân hai làng Kon Gung và Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà vẫn phải rồng rắn lội bùn, vượt sông để tới nương rẫy. Cùng với hiểm nguy rình rập trước mỗi bước chân, việc đi lại cách trở cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu quả lao động sản xuất của bà con.

Khoa Điềm

 

 

   

Các tin khác

  • Tấm gai
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Hương lúa
  • Tổ quốc gọi tên mình
  • Biên cương thao thức
  • Rét lộc tháng Hai
  • Giữ nét duyên dáng áo dài
  • Có một mùa hoa bưởi
  • Cơm của má
  • Ngày Thầy thuốc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Prudential chi trả 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ
  • Diễn tập chữa cháy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Người dân đồng tình quy định mới về đăng kiểm xe
  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Nhiệt huyết tuổi trẻ
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Hội nghị góp ý Dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 4 sử dụng trong cơ sở GDPT
  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by