• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Nồng ấm dầu cù là

25/02/2023 13:21

Về đêm và sáng sớm tiết trời lành lạnh, nó thường húng hắng ho. Một sáng người bạn chợt dúi vào tay một thứ. Gì vậy? Nó hỏi. Dầu cù là đó, xức vào cho ấm. Nó ngỡ ngàng. Đã lâu lắm rồi mới lại nhìn thấy hộp dầu gắn với bao ký ức tuổi thơ không thể nào quên.

Nó khẽ khàng mở nắp hộp thiếc nhỏ xíu in hình ngôi sao vàng. Một mùi thơm ấm nồng lan ra, bao ký ức ùa về.

Nhớ ngày nhỏ, má thường cất ở đầu giường 2 loại dầu: Dầu cù là và dầu tràm. Dầu cù là thì “có mặt” thường xuyên trong gia đình hơn, vì có bán sẵn ở chợ; còn dầu tràm thì lâu lâu mới có dịp đặt người ở xóm trên nấu.

Sau này, tìm hiểu mới biết, hồi ấy, các loại dầu gió cũng không được sản xuất đa dạng và phong phú như bây giờ, chủ yếu là dầu cù là mà thôi. 

Không biết xuất phát từ đâu có tên gọi dầu cù là, chứ thực ra, đây không phải là dạng dầu bằng nước mà là một loại cao xoa bôi ngoài da dạng sệt có màu vàng nhạt, đựng trong hộp thiếc nho nhỏ, màu đỏ, mặt trước có in hình ngôi sao vàng. Vì thế nên có người gọi là cao sao vàng.

Dầu cù là luôn mang lại cảm giác nồng ấm. Ảnh: S.C

 

Hộp dầu được đựng trong một chiếc túi giấy nho nhỏ, mặt trước cũng có hình ngôi sao vàng, có ghi tên nhà sản xuất, còn mặt sau ghi thành phần, công dụng của dầu.

Dầu cù là được pha trộn nhiều loại tinh dầu như bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu hương nhu, tinh dầu quế, nên khi xoa dầu cảm giác rất ấm, có mùi thơm dễ chịu.

Nhà đông con, má mua lấy mấy hộp dầu cù là đặt ở đầu giường của các con để lỡ có nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm hay bị muỗi và côn trùng cắn đốt thì tiện lấy bôi vào.

Ngày nhỏ, mỗi buổi chiều tắm xong, má thường lấy dầu cù là xoa lên người các con cho ấm, nhất là vùng thái dương, cổ, ngực và gan bàn chân. Buổi tối, trước khi đi ngủ, má cũng xoa ít dầu cù là để phòng muỗi đốt. Nhất là những ngày Đông lạnh giá, trên người của mấy chị em lúc nào cũng ngửi thấy mùi thơm của dầu cù là. Hương dầu cù là nồng ấm đưa chị em nó vào giấc ngủ ngon hơn.

Lớn hơn một chút, mấy chị em dường như đã quen với hương thơm nồng ấm của dầu cù là nên không chờ má xoa dầu nữa mà cứ tắm xong là chạy vào mở hộp dầu cù là ra xoa ở bụng, ở gan bàn tay, bàn chân cho ấm.

Khi bà ngoại còn sống, hộp dầu cù là luôn là vật bất ly thân. Hồi ấy, trong chiếc túi áo bà ba của ngoại lúc nào cũng có hộp dầu cù là. Hết hộp này là ngoại mua ngay hộp khác. Ngoại dùng dầu cù là như thói quen, sở thích, chứ chẳng cần phải theo công dụng gì cả. Bởi thế mà người ngoại lúc nào cũng thơm mùi dầu cù là. Mỗi lần về nhà ngoại, mấy chị em thường giành nhau rúc vào người bà, nghe bà kể chuyện. Hơi ấm từ ngoại và mùi thơm của dầu cù là cùng những câu chuyện cổ tích đã đưa mấy chị em vào giấc ngủ từ lúc nào không biết, bây giờ nhắc lại vẫn không thể nào quên.

Ngày nó vào đại học, ngoại mua sẵn mấy hộp dầu cù là dặn má cho vào ba lô. 4 năm đại học, nó vẫn thường dùng dầu cù là của bà cho, nhất là những lúc cảm cúm, nhức mỏi khắp người hay những hôm bị cảm lạnh vì phải dầm mình dưới những cơn mưa bất chợt.

Vậy mà cho đến một ngày, dầu cù là bỗng dưng “biến mất” trong gia đình nhỏ của nó và bên ngoài cũng không còn thường thấy ai đó dùng dầu cù là. Chắc có lẽ đó là thời gian các cháu lớn dần và ngoại cũng đã ra đi mãi mãi, rồi thị trường cũng xuất hiện bao nhiêu là loại dầu gió. Có lúc ngồi nhớ bà, nhớ má, nhớ hương dầu cù là nhưng trong thâm tâm nó lại nghĩ chắc bây giờ người ta không còn bán loại dầu này nữa.

Cho đến hôm nay, được bạn dúi vào tay hộp dầu cù là!

Bao năm rồi vẫn nhớ cách dùng móng tay để bật nắp hộp dầu như ngày nhỏ vẫn thường làm. Nó cẩn thận thoa một ít dầu cù là lên mũi và hít thật sâu hương thơm ấy. Cho đến bây giờ nhìn lại, mẫu mã của hộp dầu cù là sao vàng này vẫn như ngày trước, chẳng có gì thay đổi, cả hình thức bên ngoài lẫn mùi thơm của nó.

Cảm ơn người bạn đã tặng món quà nồng ấm ấy để biết được rằng, dầu cù là vẫn còn có mặt trên thị trường. Nhìn ngắm, mân mê hộp dầu cù là mà thấy vui vui như tìm thấy được kỷ vật gì đáng quý vậy.

Mùi thơm của dầu cù là vẫn lan tỏa đâu đây, nhẹ nhàng mà nồng ấm.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Hương lúa
  • Tổ quốc gọi tên mình
  • Biên cương thao thức
  • Rét lộc tháng Hai
  • Giữ nét duyên dáng áo dài
  • Có một mùa hoa bưởi
  • Cơm của má
  • Ngày Thầy thuốc
  • Bạn cũ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Lực lượng xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Kỳ họp lần thứ 16
  • Hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước
  • Hội thảo khoa học quốc tế “Thương mại và phân phối”
  • Vận chuyển trái phép chất ma tuý, nhận án 20 năm tù
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by