• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội thảo góp ý Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050    Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh    Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và chuẩn bị năm học mới    Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Tập đoàn ICC (Nhật Bản)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Hội nghị thành lập HTX Dược liệu Du lịch Ngọc Linh H80   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Tháng hè

16/07/2022 13:05

Thời của chúng tôi, hè “thẳng rẵng” ba tháng, cho đến cuối tháng 8 mới rục rịch chuẩn bị khai giảng (vào đầu tháng 9). Với đám bạn già chúng tôi bây giờ, cho dù tuổi hoa niên đã xa từ lâu, song mỗi lần nhớ về, trong lòng vẫn vẹn nguyên cảm xúc.

Những năm tháng ấy, dù là học sinh cấp 2 hay cấp 3 mà gia đình làm nông thì trong năm học, chúng tôi đều một buổi đến trường, một buổi ở nhà đỡ đần cha mẹ. Đó còn chưa kể, những khi việc nhà bận rộn hay có chuyện cần kíp, lại phải xin phép thầy cô để nghỉ một buổi hoặc cả vài ngày. Hè đến, chưa kịp nghĩ tới “xả hơi” sau 9 tháng miệt mài học tập, đã vội tính thêm thời gian “dài hơi” để gánh vác những công việc nhà chẳng kể gì lớn - bé.

Những năm tháng ấy, vào hè là thời điểm mì, lúa, bắp vụ mùa được xuống giống trà đầu đã lên xanh. Mưa vào kỳ tưới mát nên cây trồng non mơn mởn, song cũng kéo theo cỏ dại sinh sôi. Chỉ vài ba ngày không ra, vườn, rẫy đã um tùm.

Vậy nên, vừa xa trường lớp, bạn bè vài bữa, đứa nào đứa nấy đã vội bắt tay luôn vào việc ruộng rẫy. Làm cỏ mì, cỏ bắp có phần nhẹ hơn làm cỏ ruộng, vì xuống đồng thì phải xắn quần, lội bùn. Bùn đất không chỉ lấm láp, mà đáng kể hơn là làm cỏ ruộng thì không thể “muốn ngồi thì ngồi, muốn đứng thì đứng” như làm cỏ trên cạn.

Trên đất rẫy, vào đầu hè, hầu hết những đám mì mới qua “thời” lúp xúp. Bắp thì cao cây hơn, nhưng ngược lại, làm cỏ mì dễ dàng, đơn giản hơn vì không lo lá bắp cứa vào tay, vào người gây ngứa ngáy khó chịu.Cũng là cái cuốc, song cuốc làm cỏ không như để cuốc đất, vì nó nhỏ hơn và nhẹ hơn. Lưỡi cuốc bén ngọt, chỉ cần đưa nhẹ tay là những cụm cỏ mọc lẫn trong “đường” bắp, “đường” mì đều “đi” tuốt. Sau đó, cỏ được giũ đất, nhặt riêng ra, để từng đống nhỏ cho héo khô trước khi đem đốt, hoặc cuốc vùi luôn xuống dùng làm phân xanh.

Tháng hè, toàn tâm cho việc nhà nông, mỗi đứa trẻ con nhiều khi thành “lao động chính”. Nhà ở gần, nên làm vườn có phần “nhẹ” nhất. Các công đoạn từ cuốc đất đến trồng cây, chăm bón... đều theo một chu trình. Mùa hè, mưa nhiều, song không hẳn vì thế mà hoàn toàn chẳng phải tưới nước. Nước tưới từ bình “ô-doa” chủ yếu vào khi 2 - 3 ngày mà chưa có mưa hay vào những hôm trời  nhiều nắng. Đặc biệt là cho dù cây rau mới trồng, nhưng chỉ cần qua một đêm mưa, sáng ra vẫn cần tưới “sương” để phai lớp đất bám vào thân, lá.

Ngày ấy, những tháng hè quả là thời gian đầy ý nghĩa với công việc thường ngày của bọn nhỏ chúng tôi khi cha mẹ vẫn còn nhọc nhằn cơm áo. Tuy vậy, cho dù luôn phải đỡ đần gia đình cũng không ngăn được lũ trẻ hào hởi, tưng bừng vui chơi, tụ tập.

Say sưa bắn bi trên nền đất. Ảnh: TN

 

Thường vào giữa hôm, đầu chiều hay cuối ngày, bất kể lúc nào có đứa đi làm về, đều có thể “nhập” ngay cùng những đứa đã ở sẵn nhà. Mấy trò rất ưa của lũ con gái là nhảy dây, đánh chuyền, chơi ô ăn quan, chơi đồ hàng.... Con trai thì không thể bỏ qua bắn bi, đánh khăng, đá banh, chơi trò bịt mắt. Bắn bi đơn giản vì chỉ cần vài viên, đựng trong cái bì ni lon hay lon sữa cũ; nhưng có đứa mê búng mê xoay, vẫn để dành đến cả chục viên với đủ sắc màu bắt mắt.

Nhảy dây thường gồm hai loại: Có khi nhảy bằng dây dừa (dây gai), to bằng ngón tay; có khi là dây nhựa mỏng manh, nhỏ sợi. Dây gai thì “nặng tay” hơn nên mỗi lần “quất” xuống “quất” lên, thấy rõ độ “đằm”. Dây nhựa được “quay” nhẹ tay, song người nhảy dây cần sự khéo léo, nhịp nhàng; tránh để vướng chân, “mất lượt”.

Sân bóng mỗi nơi luôn là chỗ “lý tưởng” để bọn trẻ chúng tôi cùng tập trung bay nhảy. Trừ mỗi lúc cần “dồn quân” để đá banh hay thả diều, cần ưu tiên dành riêng sân bãi; còn bình thường, chỉ riêng khoảng sân chung cùng lúc vẫn được “triển khai” nhiều trò chơi khác nhau. Trò chơi tháng hè, gặp ngày có mưa, nhiều khi, lại dồn vào buổi tối. Cút kiếm (trốn tìm) chạy vã mồ hôi mà thỏa sức vui đùa.

Những năm tháng ấy, suốt hè không đi học thêm, chỉ thuần vận động tay chân nên đứa nào cũng lớn phổng ra, và nhiều khi còn đen nhem nhẻm. Trực trường, mỗi nhóm một tuần thì chủ yếu mang chổi quét sân, rồi gom lá rụng. Trực trường, còn chăm  tụ họp, vui chơi... Mỗi một tháng hè đi qua, lại thêm thú vị góp gom, thêm những niềm vui thỏa thích.

Không như lớp con lớp cháu sau này, cho dù tháng hè đi qua, thì lứa chúng tôi ngày ấy cũng chẳng mấy khi được đi chơi xa, hay thăm thú đó đây, làm quen nơi này nơi khác. Kham khổ đã xa, nên càng thấm thía chắt chiu để thế hệ đi sau luôn được mở mang, khám phá tầm nhìn... Được về thăm quê, được đi tham quan, du lịch, trẻ con háo hức, nức lòng. Tập làm bộ đội, tập làm công an, hay làm quen với việc nhà nông, các em thêm nhiều trải nghiệm.

Cho dù cuộc sống có lắm đổi thay, vẫn còn đáng quý làm sao, khi cho đến bây giờ, thời của chúng tôi đi qua đã lâu, đám con trẻ vẫn quấn quýt, say sưa cùng mỗi trò chơi dân gian.

Tháng hè thêm những niềm vui rất cần nâng niu.

Thanh Như

   

Các tin khác

  • Hư ảo rồi tan
  • Làng cũ
  • Về lại trường xưa
  • Khổ qua rừng trong câu chuyện kể
  • Mây trắng về trời
  • Đọt bí vườn nhà
  • Còn đó tin yêu
  • Mãi mãi niềm tự hào
  • Nhớ o du kích
  • Trở lại Ngọc Linh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND thành phố Kon Tum về hoạt động của Hợp tác xã
  • Băn khoăn trước thềm năm học mới
  • Hư ảo rồi tan
  • Thông tin tiếp về bãi rác ở huyện Đăk Tô: Yêu cầu đổ và xử lý rác đúng quy trình kỹ thuật
  • Chương trình Hoa phượng đỏ năm 2022 tại huyện Kon Plông
  • Hội thảo góp ý Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Đảm bảo tất cả trẻ em được đón Tết Trung thu vui vẻ, ý nghĩa và an toàn
  • Chủ động tiêm phòng, bảo vệ đàn vật nuôi

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mùa thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh
  • Chuyện người đi ngược lệ làng
  • Gian nan gìn giữ và phát triển “Quốc bảo”
  • Về xứ sở sâm dây

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân A Dip giữ nghề truyền thống
  • Theo sự dẫn đường của bà con trong thôn, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Dip ở thôn Rơ Wăk (xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum). Nhắc đến A Dip, dân làng ngợi khen ông có nếp sống giản dị, hòa đồng và thân thiện với mọi người, đặc biệt rất đam mê đan lát, cồng chiêng và luôn nêu cao ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống.
  • Yên ả Kon Teo Đăk Lấp
  • Y Triêng Nữ nghệ nhân đa tài
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by