• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chương trình “Cờ Tổ quốc biên cương”    Trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Sô Lây Tăng    Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị    Sơ kết 1 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh    Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Truyền lửa

22/04/2022 06:09

Một năm sau khi bà ngoại qua đời, Y Hân vẫn chưa quen được với gian nhà chồ vắng bóng người lụm cụm ngồi dệt và tiếng con thoi đập vào khung gỗ lách cách.

Dạo này, cô bỗng hay mơ ước mình có cỗ máy thời gian trong một bộ phim hoạt hình “con nít” để quay lại trước kia, ngồi dệt với ngoại ở nhà chồ tràn nắng gió.

Ngoại Y Hân- bà Y Ble- nổi tiếng cả làng, không đúng, phải nói là cả mấy làng trong vùng, về tài dệt vải. Kể từ khi biết nhớ, đến nay đã 22 tuổi, cô luôn chứng kiến cảnh khách hàng tìm đến mua sản phẩm dệt của bà. Có khi vì mê những tấm thổ cẩm bà dệt mà đặt hàng trước cả mấy tháng. 

Nghe kể, từ lúc biết chạy nhảy, bà đã có thể ngồi hàng giờ liền nhìn mẹ dệt thổ cẩm. Cũng không biết vì sao mà lại mê đến thế, chỉ cần nhìn thấy mẹ mang khung dệt ra là bỏ chơi với lũ bạn, chăm chỉ ngồi bên cạnh để xem. Mắt chăm chú dõi theo đôi tay mẹ, trong đầu cố gắng ghi nhớ cách luồn từng sợi chỉ.

Trong ngôi nhà sàn nhỏ nằm giữa vườn cây cuối làng, bà đã miệt mài dệt từ khi lên 10 cho đến hơn 80 tuổi. Nhiều lúc, con cháu trong gia đình khuyên bà nghỉ ngơi, nhưng bà không chịu. Không được dệt là ăn không ngon- bà nói.

Trong số con cháu, bà thường nói chỉ có mẹ Hân là sáng dạ, khéo léo. Dù không chú tâm học hỏi, nhưng chỉ cần nhìn bà dệt, được bà chỉ vài lần là mẹ cô có thể dệt được, và dệt đẹp. Chỉ tiếc là sau này bận rộn việc gia đình, việc xã hội, lại thêm không mấy đam mê nên không theo nghề.

Mỗi lần nhắc đến, bà ngoại lại thở dài tiếc nuối: Y Ngân (mẹ Hân) khéo tay lắm. Giá như nó thích dệt thì bà không phải lo sau này về với Giàng, nghề dệt sẽ mất đi, khung dệt sẽ xếp dưới bếp nữa.

Hân không thích dệt vải. Vì cô thấy bây giờ vải vóc, quần áo may sẵn bán đầy ngoài chợ, trên phố, vừa đẹp, vừa bền, việc gì phải ngồi cả ngày tỉ mẩn xe sợi, lách cách dệt, đau hết cả lưng, lại tốn thời gian.

Mỗi lần nghe cô nói vậy, ngoại chỉ cười buồn. Mẹ Hân la, bà gạt đi: Nó còn nhỏ, nghĩ chưa tới. Mai này rồi nó sẽ hiểu ra thôi.

Dù không thích dệt, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, Hân lại thích ngồi bên cạnh nghe bà kể chuyện xưa, phần nhiều là về nghề dệt.

Vuốt vuốt tấm Kle (tấm choàng) đang dở dang trên khung dệt, bà giảng giải: Ngày trước, sợi dệt không có sẵn như bây giờ. Để có sợi, bà và phụ nữ trong làng phải vượt núi cao, lên rừng tìm lấy vỏ cây trôm đem về kéo sợi. Để có các màu sắc khác nhau, còn phải tìm các loại rễ cây như rễ cầm, rễ trum, rễ chà tâng... giã nhỏ, đun nước để nhuộm màu cho sợi.

Từ khi bắt đầu kiếm vỏ cây trôm làm sợi đến khi hoàn thành một tấm Kle phải mất cả tháng trời.

Ngày trước, con gái Giẻ Triêng được mẹ dạy cách cầm thoi, sắp sợi để dệt thổ cẩm từ khi bắt đầu biết chạy nhưng lớn hơn một chút có thể tự dệt váy áo để mặc. Người Giẻ Triêng quan niệm, người con gái dệt đẹp là có tính cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo, nết na, và như vậy sẽ được nhiều chàng trai để ý, chọn làm vợ.

Còn bây giờ, con gái trẻ biết dệt hiếm hoi lắm- bao giờ chuyện của bà ngoại cũng kết thúc bằng câu nói này. Y Hân cười cười: Bây giờ đời sống khá lên rồi, vải nhiều, màu gì cũng có, dệt chi cho cực bà ơi.

Bà Y Ble thở dài, mắt như có sương, rồi cúi xuống khung dệt. Tiếng lách cách lan trong gió, như níu kéo, như gợi nhớ lại nét xưa, khi làng luôn rộn rã tiếng thoi đưa mỗi đêm trăng về.

Y Hân đâu hiểu được lòng người già đang lo lắng. Đúng là đời sống dân làng khá lên nhờ trồng cao su, nhà nào cũng có xe máy, ti vi…, nhưng vì con gái bây giờ ít chịu học dệt, mai mốt người già về với Giàng hết, trong làng chẳng còn mấy nhà phơi váy áo thổ cẩm nữa, nghề dệt sẽ mất thôi.

Cách đây mấy năm, huyện có mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại làng, mời bà ngoại Hân dạy. Bà vui lắm, dốc sức truyền dạy. Nhưng học xong, không dệt nữa, dần dần  lại... quên hết.

Mặc dù vậy, chỉ cần có người ngỏ ý muốn học dệt là bà sẵn lòng truyền dạy. Dệt đẹp hay không thì chưa biết, nhưng chỉ cần muốn học là tốt rồi- bà nói.

Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, phụ nữ Giẻ Triêng đang truyền nhau ngọn lửa và trách nhiệm gìn giữ nghề dệt. Ảnh: HL

 

Không hô hào ồn ào, những người phụ nữ Giẻ Triêng bé nhỏ tự nguyện đưa đôi vai ra gánh lấy trách nhiệm gìn giữ và trao truyền nghề dệt thổ cẩm một cách lặng lẽ nhưng kiên trì, với tất cả niềm tự hào. Dệt thổ cẩm, với họ, không còn là một nghề, mà còn là văn hóa, là hồn cốt dân tộc.

Sáng nay, tiếng lách cách của thoi dệt đập vào khung gỗ thô sơ vọng lại đâu đây kéo Hân ra khỏi giấc ngủ. Cô đi ra phía nhà chồ và giật mình khi thấy lại khung cửi đã cất hơn một năm nay. Và lạ thay, bên cạnh khung cửi là mẹ cô, bà đang sắp đặt lại mớ sợi bên cạnh.

Hân hồi hộp nhìn mẹ dàn sợi, sau đó đưa vào khung dệt và bắt đầu dệt. Ban đầu, đôi tay đã lâu không đụng đến sợi, đến khung cửi còn đôi chút lóng ngóng, vụng về, nhưng chỉ ít phút sau đã bắt đầu nhẹ nhàng, khéo léo. Cô thở phào nhẹ nhõm.

Ngắm đôi tay thoăn thoắt của mẹ luồn thoi chỉ, dập sợi, nâng lên hạ xuống thay đổi vị trí của các lớp chỉ, tách các đường chỉ màu để tạo hoa văn, bỗng trong Hân nhen nhóm lên khát khao được cầm lên thoi dệt.

Thì ra, bấy lâu nay, ngọn lửa đam mê dệt thể cẩm vẫn luôn âm ỉ trong cô, chỉ cần có cơ hội, nó sẽ bùng cháy.

Cứ như vậy, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những người phụ nữ Giẻ Triêng đã, đang và sẽ truyền nhau đam mê và trách nhiệm giữ gìn nghề dệt mãi ngàn sau, như sắc màu thổ cẩm mãi không phai trước thời gian.

HỒNG LAM

   

Các tin khác

  • Ngày mới
  • Hoài niệm tháng Năm
  • Gặp lại mình trong ước mơ con
  • Vọng về nỗi nhớ tháng 5
  • Mẹ tôi gạt cỏ bước lên
  • Viết trong ngày của mẹ
  • Mẹ tôi
  • Bóng gùi
  • Tháng Tư, nhắc nhớ những ngày
  • Về quê
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
  • Áp lực chuyển cấp
  • Đăk Tô: Xe khách và xe tải tông nhau trên đường Hồ Chí Minh
  • PC Kon Tum tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH năm 2022
  • Diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Kon Tum năm 2022
  • Giao ban công tác giữa VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và VKSND các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên
  • Ngành GTVT: Chủ động phương án đảm bảo giao thông mùa mưa
  • Những “cột mốc sống” miền biên viễn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bùi ngon hạt mắc ca Như Sa
  • Ấn tượng hành trình “Về miền Quốc bảo”
  • Đổi thay từ Cuộc vận động
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn với Hội thi Cồng chiêng - xoang ở huyện Kon Plông

Đất & Người Kon Tum

  • Vang mãi tiếng rèn
  • Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.
  • Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray
  • Người Brâu giữ gìn văn hóa truyền thống
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by