Ngày 8/9, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cấp phát trực tiếp một số tài liệu tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 cho đồng bào DTTS tại 2 xã Rờ Kơi và Mô Rai của huyện Sa Thầy.
Năm học mới 2021-2022 bắt đầu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vì vậy ngành Giáo dục - Đào tạo đã triển khai nhiều hình thức học tập như học trực tuyến, học trên truyền hình... với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm học.
Tiếp nối những đoàn quân từ khắp nơi chi viện cho miền Nam, sáng 6/9, sau lễ xuất quân ngắn gọn, xúc động nhưng không kém phần trang trọng, 30 “chiến sĩ áo trắng” tỉnh ta cũng lên đường, chi viện Bình Dương chống dịch.
Ngày 6/9, 10 bác sĩ và 20 điều dưỡng của tỉnh lên đường vào tâm dịch Bình Dương hỗ trợ cho cuộc chiến chống dịch Covid-19. Mang theo nhiệt huyết, tinh thần quyết tâm và y đức của người thầy thuốc, các “chiến binh áo trắng” tỉnh ta hăng hái lên đường “chia lửa” với đồng nghiệp nơi tuyến đầu trong cuộc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân trước dịch Covid-19. Họ là những người đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh của trái tim, tham gia vào “đoàn quân áo trắng” xông pha vào những “vùng đỏ”- nơi đang xảy ra dịch Covid-19 rất phức tạp, để “chiến đấu”, giành giật mạng sống cho người dân.
Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ở xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai) có nhiều thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được đầu tư, nâng cấp toàn diện. Đời sống, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao.
“Khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian đến của Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/8/2016 của Tỉnh ủy “về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020”. Khi vẫn còn những người nghèo không muốn thoát nghèo, khi người nghèo vẫn tư tưởng trông chờ, ỷ lại..., thì giải pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3-4%/năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.
Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo số 2639/TB-VP về thành phần Hội đồng thi tuyển Phương án kiến trúc Trụ sở làm việc của UBND tỉnh, các sở ban ngành và các hạng mục phụ trợ.
Ngày 5/9, Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô tổ chức gặp mặt động viên các y, bác sĩ tình nguyện lên đường hỗ trợ phòng, chống dịch Covid - 19 tại tỉnh Bình Dương.
Ngày 5/9 năm nay, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên Lễ khai giảng năm học 2021-2022 thật đặc biệt, chưa có tiền lệ: Toàn bộ 164.300 học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông ở tại nhà cùng khai giảng qua sóng phát thanh và truyền hình tỉnh.
Sáng 5/9, cùng với toàn ngành Giáo dục, 1.210 cán bộ, giáo viên và 21.583 học sinh trên địa bàn huyện Đăk Hà phấn khởi chào đón Lễ khai giảng đặc biệt- khai giảng online. Mặc dù các sân trường vắng bóng học sinh, nhưng khí thế ngày khai trường vẫn rất trang trọng, tươi mới mở đầu cho một năm học mới với đầy hứng khởi.
Sáng 5/9, 30 trường học trên địa bàn huyện Kon Plông tổ chức dự Lễ khai giảng năm học 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh. Mỗi điểm trường có khoảng từ 10-20 người tham dự Lễ khai giảng, bao gồm đại diện lãnh đạo huyện, xã, thị trấn, ban giám hiệu và một số ít giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Đăk Long (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei) chú trọng và thực hiện hiệu quả nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Sáng 4/9, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công đoàn ngành Y tế Kon Tum tổ chức gặp mặt, tặng quà Đoàn công tác hỗ trợ nhân lực phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình Dương.
Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Bộ CHQS tỉnh duy trì 47 chốt cố định và 23 trạm kiểm soát lưu động trên toàn bộ tuyến biên giới tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia. Toàn bộ vị trí các chốt nằm cách xa khu vực dân cư, khí hậu khắc nghiệt, có chốt ở vị trí cao, không có nước phục vụ sinh hoạt, anh em chiến sĩ phải chắt chiu từng chút nước. Song vượt lên tất cả cán bộ, chiến sĩ vẫn luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tháng 8 vừa qua, tôi có dịp trở lại xã Ngọc Tem, một xã vùng căn cứ cách mạng của huyện Kon Plông. Ngọc Tem hôm nay đã thay đổi về mọi mặt, đường sá được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện hơn trước rất nhiều.
Các tập tục lạc hậu là một trong những nguyên nhân chính, là vật cản, là gánh nặng truyền đời, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS. Do đó, trong quá trình triển khai Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS, song song với xây dựng các mô hình kinh tế, các cơ quan, đơn vị tập trung xóa bỏ tập tục lạc hậu, hướng đến xây dựng nếp sống văn minh...
Tôi và bạn bè đã đón một Tết Độc lập đặc biệt: không pháo hoa, không du lịch, không tụ hội. Nhiều người phải ở trong nhà, riêng tôi vẫn được ra đường. Nhưng không vì thế mà Tết Độc lập của chúng tôi giảm bớt phần ý nghĩa.
Chiều 2/9, Sở GD&ĐT ban hành Công văn số 1507/SGDĐT-VP gửi các đơn vị trực thuộc; Trung tâm GDNN-GDTX các huyện; Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố về việc tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021- 2022 và triển khai dạy học trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.