Chiều mưa, tự nhiên hắn thèm được thưởng thức món bún mắm nêm miền Trung. Ngồi làm việc mà hắn như thấy trước mắt mình là tô bún thơm lừng mùi mắm nêm, với đủ gia vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi, của chanh, của ớt, của thơm (dứa), của thịt heo luộc, đậu phộng rang.
Vợ thường xuyên bị bệnh, chồng đi làm thuê nuôi cả nhà, gia cảnh vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khi người vợ lại gặp một tai nạn kinh hoàng phải cắt bỏ đôi tay.
Xe lăn bánh trườn theo con đường đèo dốc ngoằn ngoèo trong buổi sáng sương mù giăng lối. Qua ô cửa kính, mặt trời dần ló rạng, mây mù dần tan, núi rừng trùng điệp, làng mạc dần hiện ra. Hắn áp sát mặt vào cửa kính. Và tuyệt vời làm sao khi nhìn từ trên cung đường cao xuống, trước mắt hắn là những ô, những thửa ruộng bậc thang không đồng nhất giống như những hộp hình sống động xếp san sát vào nhau gửi gắm bao điều muốn nói.
Ở Tây Nguyên, mùa Hè đến, nắng nóng gay gắt đó rồi lại mưa đó. Mà không hẳn chỉ có những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi mà còn xuất hiện những cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không to quá, nhưng cũng không nhỏ quá, giống như những cơn mưa dầm của những ngày tháng Mười ở miền Trung quê hắn.
Hắn dừng xe chờ đèn đỏ dưới làn mưa bay lất phất. Trời bất chợt chuyển mưa, dù nhiều ngày qua nắng như đổ lửa. Mưa nhẹ nhàng, chỉ đủ ướt áo. Nhưng cũng làm cho đất trời xao xuyến một cách khác lạ.
Hoa phượng đã nở rực cả sân trường, những môn thi cuối cùng của học kỳ hai đã xong, cũng là lúc các em học sinh đang hân hoan, vui mừng chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè dài ngày.
Mỗi khi lắng lòng sau bao tất bật mưu sinh là hắn lại nhớ làng, nhớ nhà, nhớ cái giọng nằng nặng rặt quê. Với hắn, cái cảm giác nhớ làng, nhớ nhà, nhớ giọng quê thường là vào những ngày hè. Khi cái nắng nóng nơi quê hương thứ hai khiến hắn liên tưởng đến cái oi bức của gió Lào trên miền cát trắng quê nhà, khi đám con trẻ sau bao tháng ngày vất vả học hành được thoải mái nô đùa, í ới gọi nhau, cười đùa vang vọng cả không gian là hắn nhớ đến giọng quê nằng nặng chở bao đầy vơi thương nhớ.
Rực rỡ hơn cả nắng, những chùm hoa osaka vàng tươi thắp sáng cả một con phố, gợi nhớ bao ký ức tưởng chừng đã xanh rêu ở xó xỉnh nào đó trong tâm hồn chai sạn.
Dẫu bây giờ có được đi đó đi đây, được thưởng thức nhiều món ăn lạ, hấp dẫn, nhưng với tôi, món ăn của má nấu vẫn là ngon nhất, lúc nào cũng cho tôi cảm giác muốn ăn và thèm được ăn. Đi làm xa nhà, lâu lâu chưa được ăn lại thấy nhớ da diết.
Đều đặn mỗi ngày mẹ và con đều gọi điện thoại cho nhau, chuyện trò rỉ rả. Biền biệt mưu sinh phương xa, con và mẹ nào có được may mắn như câu ca xưa: “Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Con có về hay mẹ lặn lội từ quê vào thăm, mỗi năm cũng chỉ gặp nhau một, hai lần vội vã, rồi lại ngậm ngùi tiễn tiễn, đưa đưa. Cả mẹ lẫn con đành chỉ biết thầm thì câu chuyện mỗi ngày qua chiếc điện thoại thông minh cho vơi niềm thương nỗi nhớ.
Mỗi lần có ai nhắc đến tên đất, tên làng, già đều cảm nhận được hồn đất, hồn làng gửi vào trong đó. Tên làng, mộc mạc, hiền lành thôi, như ngọn núi sừng sững ôm ấp làng từ ngày khai thiên lập địa, như con suối lặng thầm cho con nước mát lành, như bóng cây cổ thụ ngay đầu cổng làng vươn những chiếc cành đón chào người làng, người xa.
Sau nhiều ngày ngóng trông, mong đợi, chiều nay trời đã mưa. Vui thay, cơn mưa đến nhanh nhưng dùng dằng không đi nhanh, mà kéo dài hàng giờ, làm dịu mát hẳn bầu không khí oi bức, ngột ngạt do nắng nóng kéo dài đã bao ngày.
Tháng Tư đã đi đến những ngày cuối cùng, cũng là những ngày nắng nóng bao trùm khắp thôn làng, phố phường. Đâu đâu cũng là thứ nắng khô không khốc, đe nẹt cái màu xanh của lúa, cà phê, cao su.
Nó thường đến nhà mẹ chơi, nhiều khi chỉ để ngồi bên cạnh, lặng yên nghe tiếng thoi lách cách, lặng yên ngắm đôi tay tài hoa thoăn thoắt luồn thoi. Và đôi khi chỉ để nghe tiếng thở dài chất chứa nỗi niềm.
Ai sinh ra ở chốn đồng quê, từng lăn lóc trên rơm rạ đều không lạ gì hương thơm của lúa, của rơm rạ ngày mùa trộn lẫn mùi bùn đất, làm nên một mùi hương rất đặc trưng, rất đỗi gần gũi và thân thương, khiến mỗi người luôn nhớ mãi.
Đã mấy tháng liền rồi, chẳng có lấy giọt mưa. Ngày nào nắng cũng thênh thang mà chẳng có chút gió mênh mang nào cả. Nhìn ánh nắng vàng gắt như nhảy múa trước sân, nhìn đám cây sau nhà như héo hon đi theo những ngày nắng hạn, nội bất giác thở dài.
Đọc sách đã giúp tuổi thơ tôi, một đứa trẻ nông thôn có cuộc sống khó khăn, đói no thất thường, trở nên nhiều màu sắc tươi sáng hơn; tâm hồn bay bổng và nhiều ước mơ hơn.
Tuổi thơ của thế hệ chúng tôi không phải là những kem ốc quế, kem cây thơm phức, mát lành, với đủ hương vị, càng không có trà sữa hay các loại nước giải khát đa dạng như bây giờ, mà là vị ngọt của những cây kem mát lạnh, ở quê tôi hay gọi là cà rem, được người bán chở đi khắp nơi trên chiếc xe đạp cũ kỹ.
Bao nhiêu lần về làng là bấy nhiêu lần tôi đều ghé, đều ngồi bên góc bếp nhà sàn. Dẫu chốc lát rồi rời đi hay cứ ngồi, ngồi mãi, từ khi ông mặt trời mới xuống bên đỉnh núi đến khi sương khuya thấm đều trên mái nhà. Dẫu mới lần đầu gặp gỡ hay đã lại qua đôi lần. Dẫu từ những ngôi làng xa nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, bao quanh là núi non trùng điệp, đến những ngôi làng trong phố, nhà cửa san sát, xe cộ lại qua.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.